Dũng cảm là gì? Ý nghĩa của lòng Dũng Cảm với mỗi người là như thế nào? Chúng ta cần phải làm gì để có đức tính dũng cảm trong cuộc sống?
Mời bạn cùng tìm hiểu qua bài viết này của Gockienthuc.edu.vn.
Dũng cảm đã trở thành một đề tài nghị luận xã hội trong văn học, là chủ đề văn nghị luận rất hay và ý nghĩa dành cho các bạn học sinh trong trường học. Nếu bạn đang muốn tìm kiếm một tài liệu ngắn ngọn, súc tích nhất để làm đề tài văn học nghị luận xã hội về lòng dũng cảm. Vậy thì đừng bỏ qua những phân tích rất đầy đủ dưới đây của Gockienthuc.edu.vn nhé!
Dũng cảm là gì
Dũng cảm là gì?
Từ điển Tiếng Việt định nghĩa ngắn gọn thế này:
“Dũng cảm là tính từ để chỉ việc có dũng khí, dám đương đầu với khó khăn và nguy hiểm.”
Tuy nhiên, là một người có thói quen nghiên cứu kỹ lưỡng ý nghĩa và các vấn đề mà từ ngữ biểu hiện trong đó, Gockienthuc.edu.vn muốn giải thích chi tiết, cặn kẽ hơn để giúp bạn dễ dành hình dung ra “Dũng cảm là gì” và người có tính dũng cảm sẽ như thế nào.
– Trước hết chúng ta nhận thức những từ và tính cách đồng nghĩa với từ Dũng cảm là: anh dũng, can đảm, gan dạ, dám nghĩ dám làm, dám đương đầu với khó khăn…
– Từ trái nghĩa với Dũng cảm là: hèn, hèn nhát, nhút nhát, sợ sệt, né tránh trách nhiệm.
Biểu hiện của người dũng cảm là gì?
Mình tra cứu rất nhiều tài liệu, bài văn nghị luận trên mạng và nhận ra một điều:
“Khi các bạn nói tới lòng dũng cảm, lại chỉ chung chung như là việc đề cập tới sự đương đầu với chiến tranh, đấu tranh chống lại cái xấu, cái ác, sẵn sàng hi sinh bản thân mình để cứu giúp những người khó khăn hoạn nạn”
Theo mình, những lí lẽ đó là đúng, nhưng chưa đầy đủ và cũng không cụ thể.
Nếu một người chỉ đọc ra những lời giải thích như vậy, họ sẽ rất khó mà hình dung ra con người dũng cảm trong cuộc sống hòa bình, hiện đại ngày nay phải như thế nào? Chẳng lẽ, dũng cảm chỉ là biểu hiện của thời chiến hay sự cạnh tranh hay sao?
Dưới đây, Gockienthuc.edu.vn xin đưa ra những biểu hiện rất rõ ràng và dễ hình dung về người có đức tính dũng cảm họ sẽ có những biểu hiện gì:
- Nhận trách nhiệm: Là người sẽ đứng ra nhận các trách nhiệm thuộc về mình hoặc được mọi người giao phó.
- Dám đặt câu hỏi nghi vấn và thử nghiệm những điều mới mẻ: Họ không bao giờ là người ngu si. Họ dũng cảm suy nghĩ tới những trường hợp mới hơn, sáng tạo hơn.
- Nhận thức rõ bản thân: Người dũng cảm, không chỉ là dám đứng lên chống lại cái xấu bên ngoài, mà họ còn là người luôn biết đặt câu hỏi cho cả bản thân.
- Dám bước ra khỏi vùng an toàn của bản thân: Họ nhận thức rõ ràng sự nhút nhát trong lòng mình và dám bước ra khỏi biên giới an toàn của chính mình để trải nghiệm những điều mới mẻ hơn.
- Đương đầu với khó khăn và tìm cách giải quyết chúng.
- Không sợ hãi khi phải đi ngược lại những quan điểm sai lầm của đám đông.
- Bênh vực kẻ yếu.
Ý nghĩa của Dũng cảm đối với cuộc sống mỗi người?
Dũng cảm là một đức tính tuyệt vời. Nó giúp con người ta dám đương đầu thử thách để vượt qua nỗi sợ hãi, vượt qua chính những giới hạn mà bản thân đang có hoặc đang phải nhận.
Dũng cảm giúp cho người ta bình tĩnh, sáng suốt, tỉnh táo hơn trên trận chiến đối đầu với vấn đề khó khăn.
Người dũng cảm luôn trở thành điểm tựa tinh thần để những người xung quanh dựa vào. Họ là thủ lĩnh trong đội nhóm và thủ lĩnh ý thức của chính bản thân họ.
Đối với xã hội, đức tính dũng cảm giúp cho người dân trở lên mạnh mẽ, can trường và thông minh hơn. Một xã hội dũng cảm là xã hội luôn biết đối mặt để giải quyết những yếu kém của chính nó. Xã hội với nhiều người dũng cảm sẽ giúp cho nền văn minh tiến bộ vượt trội mà vẫn giữ được sự cân bằng sinh thái tự nhiên. Đó sẽ là một xã hội tử tế và sôi động.
Bạn có biết rằng, chính nhờ có sự dũng cảm của thế hệ cha ông chúng ta, đã dám đứng dậy đấu tranh cùng hi sinh để giúp cho đất nước ta dành được độc lập, nhân dân ta được cơm no áo ấp, được học hành, vui sống.?
Ý nghĩa của lòng dũng cảm
Thực hành áp dụng đức tính dũng cảm vào đời sống như thế nào?
Vì dũng cảm là việc bạn phải chiến thắc được nỗi sợ hãi ẩn chứa trong nội tâm. Nên để thực hành nó trong đời sống, nói thì dễ, làm mới là khó!
Mặc dù vậy, nó là một đức tính cực kỳ quý báu dành cho bất kỳ ai muốn hoàn thiện bản thân mình và có một cuộc sống hạnh phúc, đầy đủ, viên mãn.
Để thực hành áp dụng lòng dũng cảm cho bản thân mình. Bạn hãy:
- Biết lắng nghe và dám nhận lỗi: Việc làm này sẽ giúp bạn hiểu thấu được nội tâm của mình hơn. Con người ai cũng có những lúc “nổi nóng” và biện minh cho hành vi đã làm của mình. Giờ đây, để thực hành lòng dũng cảm cho bản thân. Bạn cần phải vượt qua cái tôi của chính mình trước. Khi nghe người khác nói hoặc phê bình mình điều gì, bạn hãy lắng nghe với lòng thành khẩn và dám mạnh mẽ đứng ra nhận lỗi nếu người ta nói đúng.
- Đứng ra bênh vực kẻ yếu
- Thực hiện việc bảo vệ môi trường, thực hiện văn hóa kỷ luật văn minh: Rất nhiều người trong cộng đồng chúng ta ngày nay còn không có ý thức về bảo vệ môi trường hoặc thái độ vô ý thức, vô kỷ luật rất cao. Bạn phải có đủ dũng cảm thì mới dám đứng ra chống lại nhận thức sai lầm này của đám đông. Nhưng đây quả thực là một cách tuyệt vời để thực hành lòng dũng cảm cho chính mình!
- Có niềm tin vào chính mình: Suy nghĩ chín chắn trước khi ra quyết đinh. Khi đã quyết định thì bạn cũng nên tự tin với khả năng của bản thân mình. Người dũng cảm là phải có niềm tin tất thắng!
- Dám nghĩ, dám làm: Liên tục đưa ra câu hỏi đổi mới, sáng tạo và tìm cách để thực hiện ý tưởng mới đó trong đời sống.
- Dám xả thân để cứu giúp mọi người, bảo vệ quê hương, đất nước.
Xem thêm bài khác:
Lời kết
Như vậy, với tất cả những phân tích cặn kẽ trên đây mà Gockienthuc.edu.vn đã chia sẻ cho quý bạn đọc. Hi vọng bạn sẽ phần nào “hình dung” ra tính cách của một con người dũng cảm là như thế nào. Bên cạnh đó, bạn cũng có được phương hướng để thực hành áp dụng đức tính này cho bản thân. Như lời Bác Hồ dạy: “Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm!”
Chúc bạn gặt hái được thành công. Thân!