Giá Trần và Giá Sàn là gì? Hai ngưỡng giá có ý nghĩa quan trọng trong giao dịch chứng khoán, nhằm để hạn chế biến động giá cổ phiếu trong một phiên giao dịch.
Có đôi khi chúng ta tham gia giao dịch, đầu tư mua bán cổ phiếu nhưng lại chưa thực sự để ý đến tầm quan trọng của việc thiết lập giá Trần – giá Sàn cho một phiên giao dịch nó có ý nghĩa to lớn tới như thế nào.
Giá trần- Giá sàn là gì
Trước hết, chúng ta cũng đọc qua các mô tả chi tiết về hai khái niệm này:
Giá Trần và Giá Sàn trong chứng khoán là gì?
Giá trần (ceiling price) – Giá màu tím:
- Định nghĩa: Giá trần là mức giá tối đa mà một cổ phiếu hoặc chứng khoán có thể tăng trong một phiên giao dịch.
- Chức năng: Giá trần được thiết lập để ngăn chặn sự biến động quá mức của giá cổ phiếu trong một ngày giao dịch. Khi giá cổ phiếu đạt đến mức giá trần, không thể giao dịch ở mức giá cao hơn trong phiên đó.
- Định nghĩa: Giá sàn là mức giá thấp nhất mà một cổ phiếu hoặc chứng khoán có thể giảm trong một phiên giao dịch.
- Chức năng: Giá sàn được thiết lập để ngăn chặn sự giảm giá quá mức của cổ phiếu trong một ngày giao dịch. Khi giá cổ phiếu đạt đến mức giá sàn, không thể giao dịch ở mức giá thấp hơn trong phiên đó.
Giá sàn (floor price) – Giá màu xanh lơ:
Biên độ giá Trần-Sàn các sàn tại Việt Nam: HOSE(±7%), HNX(±10%), UPCOM(±15%)
Cả hai giá trần và giá sàn đều được quy định bởi các cơ quan quản lý chứng khoán để bảo vệ nhà đầu tư khỏi các biến động giá cổ phiếu quá lớn trong một thời gian ngắn. Tùy thuộc vào quy tắc của từng sàn giao dịch, giá trần và giá sàn có thể thay đổi. Điều này giúp duy trì tính ổn định của thị trường và bảo vệ nhà đầu tư khỏi rủi ro lớn.
Ưu điểm của việc thiết lập giá trần và giá sàn trong chứng khoán là gì?
Thực sự thì, tại thị trường chứng khoán Việt Nam, việc thiết lập biên độ Trần-Sàn với tỉ lệ % đã là khá hợp lý. Nó giúp cho các nhà đầu tư ít kinh nghiệm bớt bị chi phối cảm xúc dẫn đến mất tiền.
Dưới đây, Gockienthuc.edu.vn sẽ cùng bạn bàn luận tới một số ưu điểm và lợi ích cho thị trường và nhà đầu tư đối với Việc thiết lập giá trần và giá sàn trong giao dịch chứng khoán:
1. Bảo vệ Nhà Đầu Tư khỏi rủi ro:
Giúp giảm thiểu đáng kể rủi ro cho nhà đầu tư bằng cách ngăn chặn biến động giá cổ phiếu thay đổi quá mức trong một phiên giao dịch. Điều này giúp tránh tình trạng giảm giá đột ngột hoặc tăng giá không kiểm soát.
Bạn hãy tưởng tượng việc hôm nay bạn mới mua cổ phiếu xong, ngày mai nó ngay lập tức rớt giá 30% nó sẽ sốc như thế nào rồi đấy!. Nếu không thiết lập giá Trần-Sàn với hạn độ vừa phải thì việc các tay to sẽ kéo mạnh hoặc đạp sốc giá cổ phiếu lên 20-40% giá trị ngay trong ngày thì những nhà đầu tư không có nhiều thời gian sẽ gặp bất lợi như thế nào!
2. Duy trì tính ổn định giá của cổ phiếu và Thị Trường:
Ngăn Chặn Tăng Giá/Kiểm Soát Giảm Giá: Giá trần và giá sàn giúp kiểm soát sự biến động của giá cổ phiếu, ngăn chặn tình trạng tăng giá hoặc giảm giá quá mức, giữ cho thị trường ổn định hơn. Giá trị của thị trường chung (VNindex) cũng sẽ đi theo một đường ổn định hơn. Như vậy sẽ thu hút được nhiều nhà đầu tư lớn trong và ngoài nước tham gia.
(Vì họ rất sợ việc vừa mua xong 100 tỉ tiền hàng thì chỉ 2 ngày xong khoản đầu tư của họ giá trị bay mất một nửa!)
3. Tạo lập giá cơ bản
Phản Ánh Giá Trị Thực: Các giá trần và giá sàn có thể được thiết lập dựa trên thông tin về giá trị thực của cổ phiếu, giúp định hình giá cơ bản và làm tăng tính minh bạch của thị trường.
Vì giá sẽ đi theo một đường ổn định hơn, nên nó cho phép nhà đầu tư có thời gian để quan sát và so sánh được thị giá hiện tại với giá trị thực của cổ phiếu doanh nghiệp, từ đó đưa ra quyết định đầu tư một cách sáng suốt hơn.
Thị giá thường sẽ không thể quá vô lý so với giá trị thực của doanh nghiệp. Nó muốn tăng hoặc muốn giảm đều cần phải có một khoảng thời gian dài để thay đổi quán tính, thay đổi góc nhìn của nhà đầu tư mà không thể biến động đột ngột 50-60% trong 1-2 phiên được.
4. Tránh giao dịch áp đảo và tăng tính cạnh tranh:
Giới hạn giá cổ phiếu trong một khoảng giá nhất định giúp tránh tình trạng giao dịch áp đảo từ một số lượng lớn cổ đông. Giảm thiếu tác động giá quá lớn từ phía các đội nhóm tay to làm giá.
Vì nó cho những nhà đầu tư khác có thời gian để quan sát và làm ra phản ứng. Nên nó mới thu hút họ rót tiền của họ vào để đầu tư/giao dịch. Từ đó tạo nên sự đa dạng, tính cạnh tranh lành mạnh của thị trường chứng khoán.
5. Hỗ trợ Tính Công Bằng trong giao dịch:
Việc áp dụng giá trần và giá sàn có thể giúp đảm bảo sự công bằng trong quá trình giao dịch, tránh tình trạng ưu tiên cho một số nhà đầu tư lớn.
Nhà đầu tư lớn có muốn mua nhiều cũng sẽ khó khăn hơn, khi giá đã kịch trần và không còn người bán. Nhà đầu tư lớn muốn thoát hàng cũng sẽ không thể bán ra chỉ trong vòng 1-2 phiên được và họ buộc phải có hành động mua vào đỡ giá nếu giá cổ phiếu giảm mạnh. Tất cả những yếu tốt này nhằm mục đích bảo vệ những nhà đầu tư nhỏ lẻ. Giúp họ tránh bị những tay to “úp sọt” mất hết tiền bạc trong thị trường.
Lời kết
Mặc dù thị trường chứng khoán nước ta hiện tại đã hoạt động ổn định với các quy định về giá trần-sàn khá mạnh lạc rõ ràng. Tuy nhiên, bạn có biết rằng việc áp dụng giá trần và giá sàn cũng có thể gặp một số thách thức, như tình trạng giả mạo và lợi dụng hệ thống này và đã từng có thời kỳ thị trường sụp đổ (2008), các nhà chức trách đã phải siết biên độ giá Trần-Sàn xuống còn 3% nhằm tránh việc nhà đầu tư bán tháo quá nhanh làm sụp đổ hệ thống, làm hỏng thị trường.
Do đó, việc điều chỉnh và duyệt xét các quy tắc liên quan đến giá trần và giá sàn là quan trọng để đảm bảo tính hiệu quả và công bằng của hệ thống này. Điều đó cũng là một quá trình dài thử nghiệm, kiểm chứng và thay đổi cho phù hợp với tình hình chung của thị trường trong thời gian dài nhằm đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư và cũng tuân thủ đúng pháp luật.
Hy vọng với những chia sẻ trên đây của Gockienthuc.edu.vn đã giúp bạn phải nào hiểu được ý nghĩa của việc thiết lập Giá Trần, Giá Sàn nó tuyệt vời như thế nào.
Hẹn gặp bạn trong bài tiếp theo!